Nhớ Mãi Gia Đình 12a1 Yêu Dấu!!
Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Gia Đình 12a1 Niên Khóa 2008-2011 Trường THPT Cẩm Giàng 2
Nhớ Mãi Gia Đình 12a1 Yêu Dấu!!
Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Gia Đình 12a1 Niên Khóa 2008-2011 Trường THPT Cẩm Giàng 2
Nhớ Mãi Gia Đình 12a1 Yêu Dấu!!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhớ Mãi Gia Đình 12a1 Yêu Dấu!!

Diễn Đàn Gia Đình 12a1 Niên Khóa 2008-2011 Trường THPT Cẩm giàng 2
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Giang Heo Đi Hàn Quốc Rùi, Mọi Người Ai Muốn Liên Lạc Với Heo Thì Pm Yahoo kenzzo_a2

 

  Nếu thật neutrino nhanh hơn ánh sáng?

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Cuồng Vũ
Thành Viên V.I.P
Thành Viên V.I.P
Cuồng Vũ


Nam
Tổng số bài gửi : 644
Điểm Yêu 12a1 : 261948
Được Cảm Ơn : 43
Join date : 20/11/2011
Age : 30
Đến từ : Nơi Cảm Xúc Dâng Trào

 Nếu thật neutrino nhanh hơn ánh sáng? Empty
Bài gửiTiêu đề: Nếu thật neutrino nhanh hơn ánh sáng?    Nếu thật neutrino nhanh hơn ánh sáng? I_icon_minitimeTue Feb 28, 2012 1:58 pm

Thông tin về một loại neutrino có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng gần đây do nhóm các nhà khoa học tại CERN (cơ quan nghiên cứu hạt nhân châ Âu) công bố gần đầy dù rằng vẫn đang được kiểm chứng chưa đi tới kết luận nhưng đã làm xôn xao dư luận những người quan tâm đến khoa học nói chung và vật lý hạt nói riêng. Hãy thử phân tích đôi chút về vấn đề này xem điều gì đã khiến nó có tầm quan trọng như vậy.

Trong những thảo luận khá phổ biến trên nhiều diễn đàn trên mạng cả trong và ngoài nước gần đây, cũng như một số cuộc nói chuyện cá nhân, tôi được biết việc một hạt neutrino đang được kiểm chứng về tốc độ xem có đúng nó nhanh hơn ánh sáng hay không đang khá được quan tâm. Tuy nhiên một số đông trong số những người quan tâm đến nó thường chỉ nhìn nó theo góc độ nó giống như một cuộc thi đấu thể thao mà ở đó một kỉ lục nhiều năm bị phá vỡ. Ở đây đang giữ kỉ lục tốc độ là ánh sáng (hạt photon) và kẻ đang có nguy cơ phá kỉ lục là một hạt neutrino. Trên thực tế, ý nghĩa quan trọng của sự kiện này khiến nó ảnh hưởng lớn tới tất cả các nhà vật lý và hơn thế là có thể cả thế giới quan của nhân loại lại nằm ở một điểm khác xin được nói dưới đây.
Tính tương đối của vận tốc:

Đến tận vài năm đầu thế kỉ 20, giới khoa học thế giới vẫn nhìn nhận mọi chuyển động dưới góc nhìn của cơ học Newton. Nếu chiếc xe chạy trên mặt đường với vận tốc 50km/h, và bạn cố đuổi theo nó với vận tốc chạy của bạn là 25km/h, bạn tuy không bắt kịp nó nhưng vận tốc của nó so với bạn đã bị giảm, bạn sẽ thấy chiếc xe đang đi xa khỏi mình với vận tốc khi đó chỉ còn là 25km/h. Hay là trong serie phim/truyện tranh siêu nhân (superman) trước đây của hãng DC Comics, nhân vật chính (siêu nhân) có thể bay nhanh hơn cả tốc độ bay của một viên đạn. Chúng ta nhắc tới ví dụ này vì trong đời sống hàng ngày thì tốc độ của một viên đạn đã là quá khủng khiếp, chắc chắn chưa có một người nào bằng mắt thường có thể nhìn thấy chuyển động của nó. Vậy mà nhân vật siêu nhân của chúng ta thậm chí có thể bay nhanh hơn cả đạn và anh ta hoàn toàn có thể đuổi kịp và vượt qua một viên đạn đang bay. Giả sử rằng vận tốc viên đạn là 500m/s còn vận tốc bay của siêu nhân là 1.000m/s thì khi vượt qua viên đạn và nhìn lại anh ta sẽ thấy viên đạn đang bay xa khỏi mình với vận tốc 500m/s. Nhưng với những viên đạn có vận tốc tới 1.200m/s thì khi bay với vận tốc 1.000m/s siêu nhân sẽ luôn thấy viên đạn bay xa khỏi mình với vận tốc 200m/s. Những ví dụ này chính là phép cộng vận tốc cơ bản trong cơ học Newton mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đã được học từ chương trình vật lý Trung học cơ sở.

Theo quan điểm cơ học Newton này thì nếu như siêu nhân có thể bay với vận tốc lên tới 150.000km/s (một nửa vận tốc ánh sáng) thì tia sáng (hay hạt photon) phía trước sẽ rời xa anh ta với vận tốc gần 150.000km/s (vận tốc chính xác của ánh sáng là 299.792,458 km/s, thường được tạm lấy tròn là 300.000km/s đối với đời sống hoặc các bài toán đơn giản). Tuy nhiên năm 1905 khi Albert Einstein đưa ra thuyết tương đối hẹp của mình thì việc này đã thay đổi. Theo thuyết này thì vận tốc ánh sáng là vận tốc lớn nhất trong tự nhiên và cũng là vận tốc tuyệt đối không phụ thuộc hệ qui chiếu của người quan sát. Có nghĩa là nếu như siêu nhân có cố bay để đuổi theo ánh sáng thì dù vận tốc của anh ta là bao nhiêu chăng nữa thì khi nhìn về phía trước ánh sáng vẫn cứ chuyển động ra xa anh ta với vận tốc khoảng 300.000 km/s (thay vì chỉ là hiệu số vận tốc như trước). Và đó chính là điểm đặc biệt nhất về vận tốc của ánh sáng, nó không còn là một kỉ lục về vận tốc như cách nhìn của cơ học cổ điển Newton, mà chính bản thân nó là kẻ định nghĩa cho khái niệm vận tốc, và do vậy, có thể cả khái niệm thời gian. Đôi khi lúc đọc hay nói về thuyết tương đối hẹp của Einstein, nhiều người trong chúng ta thường chỉ nhìn vào một mệnh đề là vận tốc ánh sáng là vận tốc nhanh nhất, mà quên mất ý thứ hai đó là nó còn là "tuyệt đối". Bản thân việc nhanh hơn ánh sáng là không thể thực hiện được, nó không phải là vận động viên lập kỉ lục trên đường chạy mà nó là người bấm đồng hồ cho cuộc đua. Từ mệnh đề này mà phương trình nổi tiếng E=mc² mới ra đời trong đó c là vận tốc ánh sáng, E là năng lượng, còn m là khối lượng. Theo phương trình này khối lượng và năng lượng liên quan mật thiết tới nhau, có thể chuyển đổi lẫn nhau và hệ số giữa chúng chính là bình phương của vận tốc ánh sáng. Ngoài ra chúng ta còn có các phép biến đổi Lorentz cho biết sự co ngắn thời gian và tăng vận tốc của một vật bất kì khi nó chuyển động, và bản thân hệ thức này cũng nói lên rằng không thể có vận tốc nhanh hơn ánh sáng, nếu không thì hệ thức sẽ không thể thực hiện được. Chúng ta có thể thấy rằng nếu như thật sự có một hạt nhanh hơn ánh sáng thì sẽ không đơn giản là các hằng số phải được viết lại, các cuốn sách giáo khoa cần sửa chữa ... Hãy liên tưởng tới một cuộc chạy đua, nếu như không phải là một kỉ lục đã bị phá, mà là người ta phát hiện ra chính người bấm giờ cho nó đã làm sai, thì có nghĩa toàn bộ sẽ phải được thực hiện lại. Ở đây cũng vậy, việc vận tốc ánh sáng không còn là tuyệt đối đồng nghĩa với việc toàn bộ những gì chúng ta đã biết về vũ trụ cần phải được xem xét lại, từ những định luật vật lý cho tới những quan sát và các mô hình, và tất nhiên là một cách gián tiếp nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thế giới quan của tất cả chúng ta.

Viễn cảnh như nêu trên làm nhiều người lo ngại nhưng cũng kích thích niềm hứng khởi của nhiều người khác. Dù sao tất cả vẫn còn nằm trong quá trình kiểm chứng. Nhưng điều đáng nói ở đây là tính chính xác của cả phép đo ban đầu lẫn những kiểm chứng đang và sẽ được thực hiện, liệu công nghệ có thực sự cho phép các nhà vật lý quan sát được sai số đủ nhỏ để đưa ra kết luận hay không?



Neutrino có phải là Tachyon?

Năm 1960, một loại hạt giả định được đặt tên là Tachyon (đọc thêm bài "Tachyon và giấc mơ nhanh hơn ánh sáng"), được coi là một hạt chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Mặc dù đó chỉ là một giả định thú vị và nó được biết tới trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng nhiều hơn là trong vật lý nhưng các nhà vật lý cũng không vì vậy mà không nghĩ tới những mô hình cho nó. Nếu như thuyết tương đối hẹp vẫn đúng thì điều kiện không thể thiếu để hạt tachyon nhanh hơn ánh sáng tồn tại là nó phải mang khối lượng ảo (số ảo là những số nằm trên trục vuông góc với trục số thực, cho đến nay khái niệm này vẫn chỉ tồn tại trong toán học), trong khi đó hạt neutrino không hề là một loại hạt mới, nó là một hạt đã được biết tới từ lâu và nó có khối lượng thực. Điều đó có nghĩa rằng nếu hạt có khối lượng có thể chuyển động nhanh hơn hạt photon (ánh sáng) thì thuyết tương đối hẹp là không đúng và viễn cảnh về sự thay đổi của vũ trụ quan chúng ta như nêu trên là một điều gần như chắc chắn nếu vận tốc này được kiểm chứng. Vấn đề chính ở quá trình kiểm chứng.

Để kiểm chứng vận tốc của hạt neutrino, các nhà khoa học cho nó chuyển động từ trung tâm CERN trên biên giới Pháp - Thụy Sĩ đến phòng thí nghiệm Gran Sasso , Italia. Phép đo sử dụng 2 đồng hộ đồng thời đặt tại 2 vị trí này để tính ra thời gian tiêu tốn cho quãng đường. Kết quả chuyển động trên quãng đường hơn 700km, hạt neutrino nêu trên được cho là tốn ít hơn ánh sáng một khoảng thời gian là 60 nano giây. Câu hỏi đặt ra là liệu có gì khẳng định hai đồng hồ đo được sử dụng là thật sự đồng bộ mà không có sai khác nào? Tất nhiên không thể làm như cách thông thường mà người ta vẫn giúp nhau chỉnh đồng hồ ở thang vi mô này. Ngay cả việc sử dụng các tín hiệu vô tuyến trực tiếp giữa hai đồng hồ thì tín hiệu này cũng mất một khoảng thời gian nhất định do sóng vô tuyến truyền với vận tốc ánh sáng. Biện pháp tối ưu nhất cho biết độ chính xác của các đồng hồ hiện nay chúng ta đã có là thông qua một thiết bị trung gian, như là một người trọng tài công bằng nhất, đó là sử dụng vệ tinh định vị (GPS), nó làm nhiệm vụ thu và phát tín hiệu để cho biết chính xác tính đồng bộ của 2 đồng hồ trên mặt đất qua việc so sánh với đồng hồ đặt trên đó. Tuy vậy, vấn đề chưa dừng ở đó vì vị trí của vệ tinh GPS là ở độ cao tới 20.000 km, và vẫn mất thời gian cho sóng vô tuyến truyền về Trái Đất, và quan trọng nhất đó là chuyển động tương đối của vệ tinh này mà theo thuyết tương đối hẹp của Einstein, những hiệu ứng thời gian vi mô hoàn toàn có thể phát sinh dẫn đến kết quả không phải là đã chính xác tuyệt đối. Mặt khác các nhà vật lý đều biết rằng neutrino có khả năng đâm xuyên gần như vô hạn, không thể bị cản lại bởi bất cứ loại vật chất nào đã biết tới. Như vậy có nghĩa là đồng hồ đo cũng không phải là ngoại lệ, kết quả của nó biết đâu đã bị ảnh hưởng bởi khả năng đâm xuyên của neutrino. Như vậy khả năng cho việc một neutrino có thể thật sự nhanh hơn ánh sáng vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp. Các nhà vật lý vẫn đang hết sức thận trọng trong việc kiểm chứng và đặt ra mọi kịch bản có thể xảy ra trước khi đưa ra kết luận, vì một khi kết luận được đưa ra, có thể nó sẽ làm thế giới chúng ta đang biết thay đổi không hề nhỏ.



Tachyon và giấc mơ nhanh hơn ánh sáng:
Năm 1905 khi thuyết tương đối hẹp ra đời, Albert Einstein đã khẳng định hai tiên đề cơ bản, mà tiên đề thứ hai trong số đó là "vận tốc truyền ánh sáng trong chân không chính là vận tốc lớn nhất và tuyệt đối trong tự nhiên". Ánh sáng, như chúng ta biết, được gây ra bởi dao động sóng của hạt photon, một loại hạt không khối lượng và điện tích.



Chúng ta cũng cần hiểu rõ rằng khi nói vận tốc nhanh nhất trong tự nhiên là ánh sáng là ta đã nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu với cuộc sống thường ngày. Khái niệm ánh sáng của chúng ta là do cấu tạo mắt của con người phản ứng và có cảm giác hình ảnh khi tiếp xúc với sóng điện từ có bước sóng nhất định, và gọi các bước sóng đó là ánh sáng. Thực tế các sóng với bước sóng khác nhưng có cùng bản chất như hồng ngoại, tử ngoại, vô tuyến ... đều có cùng vận tốc này khi truyền trong chân không.

Mệnh đề nêu trên đã được kiểm nghiệm qua nhiều thí nghiệm và các ứng dụng thực tế cho thấy nó là đúng (hay ít ra là rất gần đúng). Hằng số c (vận tốc ánh sáng) được áp dụng trong hệ thức E=mc², các phép biến đổi Lorentz và đều luôn đưa lại những kết quả mong đợi trong thực tế. Do đó nó không hề bị nghi ngờ, việc tồn tại một loại hạt nhanh hơn cả photon chỉ nằm trong các câuu truyện và bộ phim viễn tưởng nơi người ta có thể du hành ngược thời gian còn người ngoài hành tinh có thể dễ dàng đến thăm chúng ta ...

Trong những năm 1960, Gerald Feinberg đưa ra một cái tên cho loại hạt giả định có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng: Tachyon. Theo tiếng Hy Lạp, Tachyon có nghĩa đơn giản là nhanh (tiếng Anh: Swift). Cái tên này được sử dụng khá nhiều sau khi ra đời, ví dụ như series phim hoạt hình nổi tiếng của Nhật bắt đầu từ năm 1974 là Space Battleship Yamato, hay là trong các bộ phim về các siêu anh hùng của Marvel hay DC Comics, có những người nhờ có năng lượng tachyon trong người có thể sử dụng khả năng Teleport (dịch chuyển tức thời), hoặc nhân vật chính trong bộ phim hài phiêu lưu Land of the Lost năm 2009 đã sử dụng một máy gia tốc tachyon để quay ngược về thời tiền sử, nhiều game chiến thuật về chiến tranh không gian cũng đưa sự có mặt của tachyon vào, ...

Tuy vậy cho đến tận ngày nay vẫn chưa có bất cứ bằng chứng xác thực nào cho sự tồn tại thật sự của hạt tachyon, và tuyệt đại đa số các nhà vật lý đều không bao giờ tin vào sự tồn tại loại hạt này, nó chỉ là ảo vọng của những con người đầy mơ mộng...

Tận những ngày tháng 9 năm 2011 mới qua đây, các nhà khoa học tại CERN công bố một tin làm tất cả bị lung lay: một loại hạt được nghi ngờ rằng có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Loại hạt này là một neutrino!

Hiện nay việc khẳng định liệu điều này có thật hay không vẫn còn đang phải chờ đợi các kiểm nghiệm tiếp theo, với nhiều lần thí nghiệm, nhiều đồng hồ đo khác nhau. Và chúng ta cũng cần biết vài điều để hiểu rõ hơn tại sao các nhà khoa học không thể khẳng định hoàn toàn về các kết quả đo ngay lúc này.

Trước hết, neutrino không phải một loại hạt mới như sự nhầm tưởng của nhiều người ít quan tâm tới vật lý hạt. Neutrino có tới 3 loại là electron neutrino, muon neutrino và tau neutrino, chúng là các hạt đi cặp với các hạt tương ứng electron, muon và tau, hợp thành nhóm hạt gọi chung là lepton. Cả 3 loại neutrino đều là hạt trung hòa điện và có khối lượng cực nhỏ (chỉ lớn hơn 0 một chút). Đặc điểm đặc biệt nhất của chúng là khả năng đâm xuyên gần như vô hạn, chưa phát hiện bất cứ hợp chất nào có thể ngăn cản sự đâm xuyên của loại hạt này. Chính điểm này đã là một thắc mắc nhỏ trong phép đo vận tốc, có gì bảo đảm rằng các đồng hồ đo không bị ảnh hưởng do tính đâm xuyên của hạt đặc biệt này, hoặc hạt này đã không nhờ sự đâm xuyên mà đi quảng đường có phần ngắn hơn so với quãng đường của hạt photon (do đường đi không phải đường thẳng)?

Mặt khác, theo các phép biến đổi Lorentz với sự tham gia của hằng số c, nếu như v>c (ở đây v là vận tốc của neutrino và c là vận tốc ánh sáng), ta sẽ có
1 < v²/c²
hệ số δ = √(1-v²/c²) có biểu thức trong dấu căn ra giá trị nhỏ hơn 0 (đây là điều không được phép trong toán học).
Để hoàn thành biểu thức này ta cần đổi chỗ (1-v²/c²) thành (v²/c²-1), điều kiện để thực hiện việc này là khối lượng của hạt phải là một số ảo, tức là hạt phải mang khối lượng ảo. Đây là điều đã được các nhà khoa học tính tới từ khi giả thuyết tachyon ra đời.
Trong khi đó tất cả các neutrino đều mang khối lượng dương (nặng hơn photon).
Do đó chúng ta có thể nêu ra vài điều sau:
1- Phép đo bị sai số do sự đâm xuyên của neutrino hoặc tính chưa chính xác của dụng cụ đo, hay bất cứ lõi kĩ thuật nào đó. Kết luận có hạt chuyển động nhanh hơn ánh sáng là sai!
2- Kết quả xác minh khối lượng của các neutrino trước đây là không chính xác do nguyên nhân nào đó. Kết luận có hạt chuyển động nhanh hơn ánh sáng có thể đúng và cũng có thể sai
3- Mô hình cũ là sai, công thức Lorentz cần được chỉnh sửa. Kết luận 1 loại hạt chuyển động nhanh hơn ánh sáng là đúng. Trong trường hợp này, nó chính là Tachyon mà chúng ta nói bên trên, và một hệ thống rất nhiều công thức, phương trình, các thiết bị kĩ thuật và thậm chí những số liệu đo đạc về vũ trụ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Lưu ý rằng những dòng về neutrino trên có thể sẽ được sửa chữa trong ít ngày tới nếu có những thông tin mới về việc kiểm nghiệm vận tốc của loại neutrino nêu trên, Thienvanvietnam.org sẽ tiếp tục theo dõi và đưa tin thêm về việc này.

đéo biet tien dc k :^o vn mà :-bd
Về Đầu Trang Go down
http://Michael-jackson.com
Hoàng Văn Diển
Admin
Admin
Hoàng Văn Diển


Nam
Tổng số bài gửi : 1081
Điểm Yêu 12a1 : 1438227
Được Cảm Ơn : 103
Join date : 20/11/2011
Age : 30
Đến từ : Nơi Bắt Nguồn Yêu Thương

 Nếu thật neutrino nhanh hơn ánh sáng? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nếu thật neutrino nhanh hơn ánh sáng?    Nếu thật neutrino nhanh hơn ánh sáng? I_icon_minitimeTue Feb 28, 2012 7:22 pm

:))
Liên quan gì đến VN, cái này của tụi nước ngoài làm mà
Về Đầu Trang Go down
https://12a1thanyeu.forumvi.com
 
Nếu thật neutrino nhanh hơn ánh sáng?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phần Mềm Hỗ Trợ Down load cực nhanh "IDM'' Đây
»  Ánh sáng là 'quán quân' về tốc độ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhớ Mãi Gia Đình 12a1 Yêu Dấu!! :: ☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼ Câu Lạc Bộ Chém Gió ☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼ :: ♥♥♥♥♥♥ Box Chém Gió Chuyện Kinh Tế Quốc Gia Đại Sự ♥♥♥♥♥♥-
Chuyển đến